Đình Văn Hải
Ngày 17/07/2020

Nếu ví văn hóa làng, xã Việt như một bức tranh thủy mặc với đủ đầy những yên bình, dung dị thì đình làng chính là nét chấm phá đặc sắc nhất, nổi bật nhất.

Nếu ví văn hóa làng, xã Việt như một bức tranh thủy mặc với đủ đầy những yên bình, dung dị thì đình làng chính là nét chấm phá đặc sắc nhất, nổi bật nhất.

EmCùng với cây đa, bến nước, hình ảnh mái ngói, sân đình từ lâu đã khảm sâu vào tâm hồn người Việt những kỷ niệm không thể nào quên. Những đứa con sinh ra từ làng, cho dù đôi chân có trải qua bao nhiêu miền đất hứa, vẫn luôn đau đáu nhớ về mái đình làng vẫn cùng lũ bạn tha thẩn chơi đùa suốt cả tuổi thơ. Nếu ví văn hóa làng, xã Việt như một bức tranh thủy mặc với đủ đầy những yên bình, dung dị thì đình làng chính là nét chấm phá đặc sắc nhất, nổi bật nhất. Có thể nói, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng, là thiết chế văn hóa tín ngưỡng, biểu tượng quyền lực làng, xã xưa mà trở thành biểu tượng cho văn hóa làng, xã Việt.

          Nếu có dịp mời bạn ghé thăm mảnh đất Đông Phong quê hương tôi, một quê hương mến khách, giầu tình cảm.

          Làng đầu tiên bạn có thể ghé thăm đó là làng Văn Hải:

          Nghi nhận trong văn bằng sắc chỉ qua nhiều triều đại và khắc trong bia đá đã ghi là: Duy tâm tam niên đông, Tiền Hải huyện, Văn Hải xã, Nguyên mộ thổ cư, ương thổ bạ cáo thành

          Cách đây vừa tròn 175 năm về trước, Làng Văn Hải ngày nay cũng như các ấp trong vùng ấy . Theo tộc phả, văn bia và sự truyền ngôn của các thế hệ  nối tiếp và theo sách đại nam thực lục, thì trước những năm 1828 vùng bãi biển  Tiền Châu ( tục gọi là cồn tiền ) thuộc huyện Châu Định, Phủ  Kiến Xương còn là một sình lầy, nước đọng, lâu sậy, sú vẹt tràn ngậm. Vào thời buổi này Nguyễn Công Trứ xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, ông thuộc  dòng dõi quan lại triều Lê cũ, ông triều Lê cũ, ông ra làm  quan với triều Nguyễn, trải qua các triều vua, Minh Mạng, Triệu trị, Tự đức. Vâng lệnh triều đình ông đem quan đi dẹp ( cái gọi là giặc cỏ ) Phan Bá Vành, Nhưng thưc chất là cuộc khởi nghĩa của nguyễn binh nông nân. Là một viên quan có đầu óc kinh bang tế thế, ông biết rõ người dân nổi loạn, là người dân hiền lành cần cù, khao khát có đất để cầy cấy, có nghiệp thường để làm ăn. Tiền nhân có câu “ Dĩ nông vi sản” nghĩa là người nông nân phải có đất, đó chính là cái tiền đề để nuôi sống con người. Nhưng bản thân họ lại không có vì đất đai lúc bấy giờ tập trung vào số ít điền chủ. Cuộc sống đã đẩy họ đến khốn cùng, lên phải đứng lên dành lấy quyền sống. Hơn thế nữa Nguyễn Công Trứ biết rõ mảnh đất Cồn Tiền  nơi là thôn làng ta ngày nay đang sinh sống, chính là mảnh đất phù sa màu mỡ, bát ngát ngàn trùng. Với tài kinh tế lỗi lạc ông đã điều trần với Triều đình và được chấp nhận, ông đứng lên tổ chức chiêu dân các làng quê cựu về đây khẩn hoang lập nghiệp. Biết được chủ trương chiêu dân, cụ Lê Trụ và con trai là Lê Nguyên Hồng được dân làng ta suy tôn là tiên công Nguyên mộ cùng 51 cụ thuộc 20 dòng họ gồm: 8 họ trần, 2 họ Vũ, 2 họ Đặng, 2 họ Nguyễn, 1 hộ Lý, 1 hộ Bùi, 1 họ Phan, 1 họ Phạm, 1 họ Lê và 1 họ Đỗ

          Về địa lý: Đất làng cao thấp từ Tây xuống Đông, cự ly địa giới lúc đầu chiều Nam Bắc được giao 10 đạc được gọi là một lý. Chiều Đông Tay theo sử sách còn được ghi lại qua câu: “ Thượng tự long hầu, hạ chí hải thâm”

          Cư dân ngay từ ngày đầu sống theo kiểu quần cư độc đáo, đó là quần cư dạng bàn cờ: Đường ngang, ngõ dọc thảng góc, kiểu quần cư này còn được giữ cho đến bây giờ, nó khác với kiểu quần cư mật tập thường có ở đồng bằng bắc bộ, các tuyến đê của làng ngăn nước mặn chạy sông với biển. Dấu vết này còn được tồn tại đến ngày nay ở một số đoạn đê, hơn nưa chính các tuyến đe này tạo điều kiện cho nhau chua rửa mặn. Đông thời nó cũng còn thuận tiện cho việc đắp đe, giữ đê, phòng chống lụt bão

          Từ ngày đầu thành lập vào khoảng 1828 làng đã có hương ước đây chính là nét sơ khai nhưng nó lại là những quy định, quy ước ví như hương ước phân chia điền thổ mỗi cụ xuống ban đầu được chia một mẫu làm thổ cư……………………………………..

Tin liên quan